Các đặc điểm chung của kí sinh trùng
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Đặc điểm hình thể
- Tùy theo từng loại kí sinh trùng mà chúng có những đặc điểm hình thái khác nhau. Đặc điểm hình thái bao gồm: hình dạng và kích thước. Các kí sinh trùng thuộc loại có một tế bào thì có những điểm đặc trưng của tế bào, nhưng không thuần nhất. Có loại có hình thể tương đối tròn như amip, có loại hình cái thìa, có loại hình thoi như các loại trùng roi.
- Bản thân một kí sinh trùng sốt rét trong quá trình sống, kích thước và hình dạng của nó luôn thay đổi tùy theo vào từng giai đoạn phát triển trong chu kì của nó
Về hình dạng:
- ví dụ như kí sinh trùng sốt rét khi ở muỗi thì chúng có hình hoi, khi mới vào hồng cầu thì có hình nhẫn, thể phân liệt có hình hoa thị nhiều cánh, còn thể giao bào thì có hình như lưỡi liềm. Đôi khi hình thể của kí sinh trùng ở các giai đoạn phát triển có thể khác biệt hoàn toàn so với ban đầu của nó
- Việc thay đổi hình dạng của kí sinh trùng có ý nghĩa: giúp nó thích nghi với các điều kiện sống, có khả năng tránh các đáp ứng miễn dịch của cơ thể hay một số yếu tố tấn công nào đó
Về kích thước:
- Các loài khác nhau có kích thước to nhỏm dài ngắn khác nhau. Kí sinh trùng sốt rét có kích thước nhỏ nhất cỡ khoảng 3-4µm, sán lá với chiều dàu một vài cm, giun đũa thì con cái khoảng 20-22 cm, con đực khoảng 16-18cm, sán dây có chiều dài là 10m. không những có sự khác biệt về kích thước tùy theo chủng loại mà ngay trong một loại kí sinh trùng độ dao động của kích thước cũng có thể rất lớn, tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kì. Ví dụ nhu sán dây trưởng thành có thể dài 7-8m, nhưng ấu trùng của nó thì chỉ có kích thước là 2-3mm.
-
Về cấu tạo cơ quan
- Do đặc điểm về phương cách sống ăn bám, các cơ quan cấu tạo nên kí sinh trùng rất phù hợp với đời sống kí sinh. Trải qua nhiều thế hệ, nhờ vào những thay đổi về di truyền và biến dị mà các cơ quan của chúng đã tiếp thu được nhiều đặc điểm thích nghi với hoàn cảnh sống kí sinh.
- Một số bộ phận cơ thể kí sinh trùng không cần thiết cho hoạt động sống của nó thì thoái hóa, tiêu giảm, hoặc mất đi hoàn toàn. Ví dụ sán lá do sống ở trong đường tiêu hóa cơ thể người, có sẵn nguồn thức ăn chọn lọc, nên không cần có bộ máy tiêu hóa hoàn chỉnh mà chỉ là những ống đơn giản, không có đường thải bã, không có lỗ hậu môn. Giun sán nói chung không có cơ quan vận động đặc biệt, cũng không có các giác quan hoàn chỉnh.
- Do cách sống kí sinh, kí sinh trùng cần thiết phải dần hoàn thiện những cơ quan đặc biệt, đảm bảo cho cuộc sống ăn bám thuận lợi tối đa. Đó là những cơ quan thực hiện các nhiệm vụ như: bám dính trên cơ thể vật chủ, tìm kiếm vật chủ, chiếm thức ăn vật chủ, giúp sinh sản dễ dàng trong các điều kiện. Ví dụ như muỗi, chúng có khả năng phân tích giác quan đặc biệt nên dễ dàng tìm được vật chủ, phần đầu chân muỗi có các túi bám giúp cho muỗi đậu vào vật chủ, vòi muỗi có những tuyến tiết ra những chất chống đông máy và có bộ phân giúp máu chảy vào muỗi dễ dàng hơn.
-
Về sinh sản
Có nhiều hình thức sinh sản để duy trì nòi giống. Tùy từng loài có những phương thức sinh sản khác nhau.
- Sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính
- Phôi tử sinh
- Sinh sản đa phôi
Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố quyết định hình thức cũng như số lượng sinh sản.
Không có phản hồi