Hội chứng, biến chứng, phòng và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Hội chứng nhiễm trùng : hội chứng thường gặp
- Sốt 38-39◦C, sốt cao, ớn lạnh, rét run
- Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn
- Trẻ em thường sốt cao, co giật, li bì, lơ mơ, cứng gáy
-
Hội chứng mất nước: hội chứng thường gặp
- Khát nước
- Khô môi, má lõm, da nhăn nheo, không nước mắt
- Thiểu niệu, vô niệu,
- Mạch, huyết áp tăng sau đó giảm
- tùy vào mức độ mất nước trên lâm sàng mà có xử lý cho đúng
-
Hội chứng lỵ
- Đau quặn bụng từng cơn, ở hố chậu trái, hạ vị,
- Mót rặn : đau quặn đi ngoài, rặn nhiều hết đau
- Đại tiện: 20-40 lần/ ngày
- Tính chất phân: lúc đầu phân lỏng, sệt, sau đó phân nhầy mủ lẫn máu, ranh giới không rõ rệt
- Không có dấu hiệu đi ngoài giả
- Toàn trạng: suy kiệt nhanh. cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân
-
Các biến chứng có thể gặp
- Biến chứng tại ruột: chảy máu ruột, hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, lồng ruột, sa trực tràng
- Bội nhiễm: viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm nấm Candidas ruột, nhiễm khuẩn huyết do các trực khuẩn ruột.
- Biến chứng toàn thân: co giật, nhiễm độc thần kinh, trụy tim mạch, ,viêm tắc động tĩnh mạch
- Hội chứng tan máu-ure huyết
- Hội chứng reiter: tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt, không gây mù do Chlamydia
-
Phòng và điều trị bệnh
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị toàn diện:
- Điều trị toàn thân: bù nước, điện giải sớm, đầy đủ tùy mức độ mất nước trên lâm sàng
Xác định mức độ mất nước trên lâm sàng, ứng với mức độ đó ta lựa chọn phác đồ chữa cho hợp lý
Phải tuân theo nguyên tắc chung cụ thể
- Điều trị chống nhiễm khuẩn: Dùng kháng sinh: shigella là một trong số các vi khuẩn có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao. vì vậy cần phải làm kháng sinh đồ
Thuốc ưu tiên điều trị theo kinh nghiệm: quinolon: có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch, dùng cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi.
Nếu thuốc quinolon không dùng được cho bệnh nhân, sử dụng các thuốc thay thể như: ceftriaxon hoặc azithromycin( ưu tiên cho phụ nữ có thai) theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ y tế.
- Điều trị triệu chứng. Biến chứng và nâng cao thể trạng
- Khử trùng, tẩy uế, quản lý người bệnh và nguồn phân
- Về dinh dưỡng: cho ăn sớm, thức ăn lỏng, dễ tiêu, bữa ăn bổ sung giai đoạn hồi phục.
Dự phòng
- Phòng bệnh không đặc hiệu:
+ Vệ sinh môi trường: nước thải, cống
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Nâng cao ý thức vệ sinh
+ Nâng cao thể trạng
+ Người bệnh:
Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện
Tẩy uế, sát trùng, phân chất thải, đồ dùng của bệnh nhân
- Phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu để phòng bệnh
Không có phản hồi