Tìm hiểu về trực khuẩn bạch hầu

Tin Tức Sức Khỏe

Đại cương về bạch hầu

1.Đặc điểm hình thể.

Trực khuẩn bạch hầu (hay còn gọi với tên La Tinh là Corynebacterium diphtheriae) thuộc chi Corynebacteriaceae.

Trực khuẩn bạch hầu là một căn nguyên gây ra bệnh bạch hầu ở người, đây là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính và là nguyên nhân gây ra tử vong cho trẻ em vào những thập niên chưa có vaccine phòng bệnh.

Trực khuẩn bạch hầu được phát hiện vào năm 1884 bởi nhà khoa học người Đức Edwin Klebs và Friedrich Loffler nuôi cấy được vi khuẩn lần đầu tiên vào một năm đầu sau khi phát hiện được. Vào năm 1889, Roux và Yersin đã thanh khiết được độc tố và kháng độc tố của vi khuẩn.

Vi khuẩn bạch hầu là một vi khuẩn hình trực, có 1 hoặc có 2 đầu phình to ra, trên thân của vi khuẩn có các hạt nhiễm sắc thể (đây là các không bào chứa polyphosphat hữu cơ) bắt mà đậm hơn thân. Trực khuẩn bạch hầu này có thể nhuộm bởi nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp nhuộm có thể dùng như phương pháp nhuộm Gram, hay nhuộm xanh methylen kiềm, nhuộm Albert, nhuộm Neisser,…Khi thực hiện nhuộm Gram thì vi khuẩn bắt màu tím hay còn được hiểu là vi khuẩn bắt mà Gram dương. Trực khuẩn này sắp xếp theo hình chữ nho. Trực khuẩn này là một loại vi khuẩn không có vỏ, không co lông, không sinh nha bào. Vì không có vỏ nên là nguyên nhân vi khuẩn bạch hầu không di chuyển được.

2.Tính chất nuôi cầy vi khuẩn.

Khi nuôi cấy trực khuẩn này. Chúng đòi hỏi một môi trường hiếu khí, với nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 37 độ C, trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn phải có máu hoặc huyết thanh.

Trên môi trường huyết thanh đông (ví dụ như môi trường Loffler), vi khuẩn phát triển nhanh chóng chỉ sau 18 giờ ở nhiệt độ 30 độ C, thì đã tạo thành các khuẩn lạc có màu xám và dẹt.

Còn tại Việt Nam thì môi trường huyết thanh đông này được thay thế bằng môi trường trứng, môi trường này thì vi khuẩn bạch hầu cũng phát triển một cách nhanh chóng nhưng hình dạng khuẩn lạc và các hạt nhiễm sắc của trực khuẩn to dần len theo thời gian.

Trên môi trường Schroer, trong môi trường có thêm chất Kalitelurit nhằm ức chế các khuẩn lạc khác phát triển, vi khuẩn bạch hầu lại phát triển chậm, sau khoảng 48 giờ trong 37 độ C tạo ra các khuẩn lạc có màu đen.

copy gh nguồn:https://health-guru.org/

link bài viết:Tìm hiểu về trực khuẩn bạch hầu

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men có cải thiện mãn dục sớm ở nam giới được không?

Mãn dục là nguồn gốc ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các quý ông và hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, khi khả năng sinh lý suy giảm đột ngột, có nhiều người còn không thừa nhận mình đã bị yếu, không chịu tìm hiểu và …

Tin Tức Sức Khỏe
Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Formula for men là gì?

Sử dụng sản phẩm Formula for men có nguồn gốc từ thảo dược để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý và hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh “khó nói” của quý ông hiện đang là xu hướng mới được nhiều người ưa chuộng. Vậy trong viên uống …

Tin Tức Sức Khỏe
Mãn dục nam – Bạn biết gì về những dấu hiệu của nam giới trong giai đoạn này?

Nếu như nói mãn kinh (tiền mãn kinh) là điều tất yếu xảy ra ở nữ giới bởi đây là quy luật của quá trình lão hóa, thì với cơ thể nam giới cũng tương tự và được gọi là quá trình mãn dục nam. Tuy nhiên, rất ít người …

https://lovemama.vn/hoi-dap/cach-ve-sinh-ga-chong-tham vicencoffee avinascoffee